Cập nhật:  GMT+7

Người Vân Kiều, Pa Kô thương nguồn nhớ cội

Dãy Trường Sơn nơi miền Tây Quảng Trị từ bao đời là mái nhà chung của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô. Trải qua biết bao biến thiên của thời gian, người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ những phương thức sinh tồn, phong tục tập quán, quan niệm nhân sinh, cùng nhiều hình thức lễ hội và nghi lễ thờ cúng độc đáo...

Người Vân Kiều, Pa Kô thương nguồn nhớ cội

Đồng bào Vân Kiều ở xã Hướng Lập thu hoạch lúa rẫy - Ảnh: P.T.L

Hàng năm, khoảng cuối tháng 3 âm lịch, người dân khắp các bản làng bắt đầu phát dọn nương rẫy để chuẩn bị gieo trỉa. Mỗi rẫy sẽ được canh tác liên tục trong 3 năm, tương ứng với 3 mùa rẫy. Kết thúc chu kỳ này, người dân cho đất nghỉ bằng cách luân canh sang rẫy mới, rồi sau 3 năm sẽ quay trở lại.

Thời điểm gieo trỉa lúa được người Pa Kô, Vân Kiều xác định bằng cách quan sát một số loài hoa rừng, lắng nghe tiếng chim hót, tiếng côn trùng kêu. Nghệ nhân văn hóa dân gian Mai Sen ở xã Tà Rụt, cho hay: “Nếu quả cây a lau chín, nếu con ve kêu nhiều thì cũng là lúc bắt đầu mùa trỉa lúa, tức là vào tháng Tư âm lịch. Nếu quả mít, quả bứa bắt đầu chín, hoa tu lom trổ bông đỏ, lúc này đã bước sang tháng 6 âm lịch thì việc gieo trỉa xem như bị muộn rồi...”.

Khi cây lúa rẫy trổ bông, người Vân Kiều, Pa Kô sẽ dựng những ngôi nhà chòi để giữ lúa, trong chòi thường kèm theo một số vật dụng và nhạc cụ có thể phát ra âm thanh nhằm xua đuổi chim chóc, thú rừng phá hoại mùa màng. Người giữ rẫy thường là các cô gái vừa đến tuổi lấy chồng. Thanh âm phát ra từ nương rẫy cũng là tín hiệu để các chàng trai đi tìm người thương. Nếu đôi bên bén duyên, họ sẽ hẹn ước, xin phép gia đình và đợi đến mùa rẫy năm sau để nên vợ nên chồng.

Cây lúa rẫy bắt đầu chín vào khoảng tháng 10 âm lịch. Việc thu hoạch thường kéo dài hơn một tháng. Trước khi bắt đầu gặt hái, người Pa Kô sẽ tổ chức một lễ cúng nhỏ để xin phép được rước Thần Lúa về nhà; người Vân Kiều tổ chức lễ cúng mừng lúa ngay từ những hạt lúa đầu mùa.

Kết thúc mùa rẫy, lúa được đưa vào kho cất giữ. Khi loài hoa ku boong nở trắng rừng, lúc này người Pa Kô mới tổ chức lễ cúng mừng lúa mới, gọi là lễ A Za; còn người Vân Kiều sẽ tổ chức lễ Piếc Xa Ro.

Ngày nay, dù phương thức sản xuất đã thay đổi, cây lúa rẫy dần nhường chỗ cho lúa nước, nhưng người Pa Kô, Vân Kiều vẫn duy trì tập quán gieo trỉa, tổ chức lễ mừng lúa mới, lễ Piếc Xa Ro để tạ ơn trời đất, tưởng nhớ tổ tiên - những người đã có công khai phá núi rừng, dựng nên bản làng.

Người Vân Kiều, Pa Kô tuy có chung địa bàn cư trú, giao thoa về ngôn ngữ, kiến trúc nhà ở, trang phục và sinh kế, song quan niệm về đời sống tâm linh lại không giống nhau, nên hình thức thờ cúng tổ tiên cũng có những khác biệt.

Với người Vân Kiều, bàn thờ không chỉ để thờ cúng tổ tiên, người đã khuất mà còn là nơi canh giữ linh hồn người sống, giúp tránh bệnh tật và điều sai trái. Theo già làng Pả Khăm ở xã Lìa, mỗi chiếc bát nhỏ trên bàn thờ tượng trưng cho linh hồn của một thành viên trong gia đình. Khi đứa trẻ mới sinh ra hoặc cô dâu mới về nhà chồng, gia chủ sẽ làm lễ “nhận hồn”, treo thêm một chiếc bát, bên trong có lá trầu xanh và vôi trắng.

Sau vài năm, nếu có điều kiện kinh tế, gia đình sẽ tổ chức lễ cúng lớn hơn và chiếc bát ấy sẽ được chuyển lên cao hơn. Còn với tổ tiên, những người đã khuất thì được thờ chung trong một chiếc hộp gỗ hoặc giỏ mây tre đóng kín và đặt ở vị trí cao nhất.

Theo quan niệm của người Vân Kiều, con người khi chết sẽ hòa mình vào núi rừng, cái chết thực chất là sự trở về với tự nhiên, với cội nguồn. Người chết sẽ có một cuộc sống mới nên cũng được “chia của” gồm nông cụ, trang phục, trang sức, vật dụng sinh hoạt. Người Vân Kiều không bao giờ viếng mộ phần ở “rừng ma”, vì tin rằng điều đó sẽ khiến người chết bị quấy nhiễu.

Để an ủi người đã khuất, sau 5 -10 năm, một hoặc nhiều gia đình trong dòng họ sẽ cùng tổ chức lễ giỗ Ra Pưp. Lễ Ra Pưp giỗ thường có di ảnh người chết, tiếng trống chiêng vang lên suốt ngày đêm. Khi phần lễ kết thúc cũng là lúc những người đang sống sẽ tiễn linh hồn những người đã khuất trở về yên nghỉ với núi rừng.

Người Pa Kô cũng thờ linh hồn người sống như người Vân Kiều nhưng với người đã mất, mộ phần được đánh dấu để thăm viếng. Sau 5 - 10 năm, có thể là 15 năm, họ tổ chức lễ hội Ariêu Ping để thể hiện lòng hiếu kính. Lễ hội này thường kéo dài 3 ngày 3 đêm, có khi lên đến10 ngày đêm, với nhiều nghi lễ công phu, thể hiện sự gắn bó trong dòng họ, cộng đồng và mối liên hệ tâm linh giữa người sống - người chết.

Sống hài hòa với thiên nhiên, luôn giữ gìn bản sắc văn hóa riêng, người Pa Kô, Vân Kiều nơi miền Tây Quảng Trị không chỉ làm phong phú thêm đời sống tinh thần các dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cho lòng biết ơn tổ tiên và những nỗi niềm thương nguồn nhớ cội từ muôn đời trên dãy Trường Sơn.

Phan Tân Lâm

Tin liên quan:
  • Người Vân Kiều, Pa Kô thương nguồn nhớ cội
    Người Vân Kiều, Pa Kô từng bước làm chủ công nghệ

    Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông không cho phép mình chậm chân. Bằng nỗ lực bản thân và sự tiếp sức của các cấp, ngành, hội, đoàn thể, họ đã vươn lên, từng bước làm chủ công nghệ để phát triển kinh tế, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.

  • Người Vân Kiều, Pa Kô thương nguồn nhớ cội
    Đời sống tâm linh của người Vân Kiều và Pa Kô

    Đời sống tâm linh của người Vân Kiều và Pa Kô ở Quảng Trị rất phong phú và có nhiều nét đặc trưng. Qua thời gian các dân tộc thiểu số biết chọn lọc, bài trừ dần các hủ tục lạc hậu để giữ lại những nét đặc sắc.

  • Người Vân Kiều, Pa Kô thương nguồn nhớ cội
    Nhạc cụ trong đời sống văn hóa tinh thần của người Vân Kiều, Pa Kô

    Văn hóa phi vật thể của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị rất phong phú, đa dạng. Trong đó, nhạc cụ chiếm vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tâm tư, tình cảm sâu sắc, thay lời muốn nói của con người đến với con người, con người đến với thần linh, vạn vật xung quanh. Đặc biệt, nhiều loại nhạc cụ của người Vân Kiều, Pa Kô góp phần làm cho lời ca, tiếng hát của đồng bào nơi đây bay bổng, thêm hay, thêm đẹp.


Phan Tân Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Người thầy tâm huyết với môn bơi

Người thầy tâm huyết với môn bơi
2025-07-20 05:45:00

QTO - Nhiều năm qua, anh Phạm Chí Thanh (SN 1989), giáo viên Trường Liên cấp Hội nhập Quốc tế iSchool Quảng Trị (iSchool Quảng Trị) luôn dành trọn tâm...

Những con đường xuôi ngược

Những con đường xuôi ngược
2025-07-20 05:30:00

QTO - Thành phố Đông Hà cuối ngày luôn khoác lên mình tấm áo của sự hối hả. Những dòng xe cộ miệt mài trôi, mang theo bao phận đời lướt qua nhau. Cúc, mười...

“Sứ trình thi tập” và hành trình trở về

“Sứ trình thi tập” và hành trình trở về
2025-07-20 05:25:00

QTO - Gần 230 năm “lưu lạc” trong văn đàn với phần tên tác giả khuyết danh, thậm chí có lúc nhầm lẫn của Phan Thanh Giản hay Nguyễn Đề, mãi đến năm 2023,...

Sống vui, sống khỏe cùng phong trào đạp xe

Sống vui, sống khỏe cùng phong trào đạp xe
2025-07-19 05:15:00

QTO - Những năm gần đây, phong trào thể dục thể thao trong cộng đồng người cao tuổi tại Quảng Trị ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng,...

Nghỉ hè cùng... hò khoan

Nghỉ hè cùng... hò khoan
2025-07-19 05:10:00

QTO - Những ngày hè không chỉ là khoảng thời gian để các bạn nhỏ tạm quên áp lực học hành, thỏa sức với niềm đam mê thể thao, âm nhạc, mỹ thuật, mà còn có...

Mót đồng, những mùa thơ ấu còn sót lại

Mót đồng, những mùa thơ ấu còn sót lại
2025-07-18 05:20:00

QTO - Không biết từ bao giờ, hai chữ “mót đồng” lại neo đậu trong tôi như một phần của tuổi thơ, một mảng ký ức không thể gọi tên, mà chỉ có thể chạm đến...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long